Giới thiệu một số thông tin về máy cô đặc chân không mới nhất 2022

thiết bị cô đặc chân không

Dòng thiết bị  cô đặc chân không được đánh giá là rất có hiệu quả đối với một số ngành quan trọng thuộc lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành liên quan đến thực phẩm và hóa chất. Vậy thì sau đây, hãy cùng FUJITANK tìm hiểu những thông tin có liên quan về dòng máy cô đặc chân không qua bài viết sau.

thiết bị cô đặc chân không
Giới thiệu tổng quan về dòng máy cô đặc chân không

Giới thiệu tổng quan về dòng máy cô đặc chân không

Thiết bị cô đặc chân không là một loại máy sử dụng phương pháp cô đặc bằng hình thức chân không tức là tạo môi trường chân không và sử dụng áp suất của chân không để giảm nhiệt độ sôi của các loại dung dịch đưa vào máy để làm cô đặc. 

Nhờ vào áp suất chân không nhỏ hơn áp suất bầu khí quyển, dung dịch sẽ có thể tạo ra nhiệt độ sôi nhỏ hơn 100 độ C.

Nhiệt độ sôi giảm giúp nhiệt lượng của dung dịch bớt tổn thất ra bên ngoài môi trường hơn so với khi làm cô đặc tại áp suất thường. Quá trình trên sẽ giúp dung dịch đảm bảo chất lượng tốt hơn bởi chúng không bị biến chất bởi nhiệt độ cao.

Phân loại các dòng máy cô đặc chân không hiện nay

Thiết bị cô đặc chân không sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo các tiêu chí như sau: 

Dựa theo cấu tạo của máy

– Dòng máy cô đặc chân không 1 nồi nấu: 

Dòng thiết bị này có thể hoạt động với cả 2 cách thức: liên tục và gián đoạn. Với phương pháp liên tục sẽ thường được dùng cho những loại dung dịch có nồng độ và độ nhớt thấp hoặc tương đối thấp. Còn với thiết bị 1 nồi nấu gián đoạn thì sẽ áp dụng cho các dung dịch  nồng độ cao như paste, keo, sệt…

thiết bị cô đặc chân không
Dựa theo cấu tạo của máy

– Máy cô đặc chân không nhiều nồi:

Việc sử dụng máy cô đặc chân nhiều nồi sẽ giúp tiết kiệm hơn so với thiết bị 1 nồi. Bởi hơi thứ sẽ có thể tạo ra nhiệt lượng cho chiếc nồi tiếp theo. Tuy nhiên thì số lượng nồi cũng không nên là quá nhiều vì nó có thể gây giảm chất lượng thành phẩm. Máy cô đặc chân không với 3 nồi thường đang là loại phổ biến nhất hiện nay.

Theo phương pháp tiến hành quá trình cô đặc

Chúng được phân chia thành hệ thống cô đặc liên tục và hệ thống cô đặc gián đoạn. Dạng hệ thống liên tục có hiệu quả hơn so với gián đoạn.

>>>Xem thêm: NGÀNH THỰC PHẨM & SỮA

Cấu tạo của thiết bị máy cô đặc chân không

Để một hệ thống của máy cô đặc chân hoạt động hiệu quả, nó sẽ cần có những thành phần quan trọng như sau:

Phần khoang đun nóng nguyên liệu dung dịch

Phần khoang chứa hơi

Phần khoang để nước ngưng

Cấu tạo ví dụ của một thiết bị cô đặc chân không bao gồm những bộ phận như: 

– Nồi nấu cô đặc chân không.

– Bộ phận mô-tơ khuấy

– Thiết bị bơm hút chân không

thiết bị cô đặc chân không 1 nồi liên tục fujitank gia công tại tphcm
Cấu tạo của thiết bị máy cô đặc chân không

– Bình chứa chân không

– Bộ tạo nhiệt ngưng tụ

– Khoang chứa phần nước ngưng tụ

– Tháp làm nguội nước

– Thiết bị bơm ly tâm

– Bể chứa nguyên liệu.

Cơ chế của công nghệ cô đặc chân không hiện nay

Chân không, nhiệt lượng và lực ly tâm chính là 3 yếu tố thiết yếu cho quá trình cô đặc chân không. Chúng sẽ tạo ra khả năng làm bay hơi phần nước, làm khô dung dịch, tinh chế và cô đặc chúng tạo ra các sản phẩm hoàn thiện. Bởi vậy, để có thể đảm bảo được quá trình này đạt yêu cầu mong muốn sẽ cần đến 2 tiêu chí quan trọng sau:

Thực hiện cô đặc với áp suất chân không

Dung dịch sẽ phải được cô đặc bởi nhiệt độ sôi nhỏ (dưới 100 độ C).

Khác với các phương pháp bay hơi thông thường, hình thức cô đặc chân không sẽ làm bay hơi với áp suất thấp (tại đây áp suất sẽ gần như chân không/ hoặc hoàn toàn chân không).

Tại môi trường dạng này, nhiệt độ sôi của dung dịch sẽ được giảm đi. Làm dung dịch cô đặc mà không gây biến chất bởi nhiệt độ cao.

Hiện nay có hai phương thức hoạt động của máy cô đặc chân không là: 

Cô đặc dung dịch bằng nhiệt: Tức là dưới tác dụng của nhiệt lượng, dung môi sẽ chuyển từ trạng thái lỏng bay hơi thành hơi nước.

thiết bị cô đặc chân không
Cơ chế của công nghệ cô đặc chân không hiện nay

Cô đặc bằng phương pháp làm lạnh: Khi tiến hành hạ thấp nhiệt độ giúp dung môi tạo kết tinh thành dạng dung dịch rắn giúp tăng nồng độ cho sản phẩm.

Ứng dụng của thiết bị cô đặc chân không trong đời sống

Các thiết bị cô đặc chân không sẽ giúp thành phẩm cô đặc được đảm bảo độ hiệu quả. Chúng thường được sử dụng cho những lĩnh vực sản xuất khác như: công nghệ chế biến thực phẩm, công nghiệp chế tạo hóa chất, y dược,…

Một số sản phẩm thường áp dụng phương pháp cô đặc chân không như: sữa tươi, nước mắm, các chất hóa học phục vụ cho ngành thực phẩm, công nghiệp và dược phẩm; cô đặc  nước ép trái cây, nước sốt hay tương ớt; cà phê; …

Những yêu cầu cần thiết của một chiếc máy cô đặc chân không

Một thiết bị cô đặc chân không sẽ đòi hỏi những đặc điểm cơ bản như:

– Đảm bảo khả năng thanh trùng và an toàn và vệ sinh. 

– Tiết kiệm thời gian cùng nhiệt độ sôi thấp.

– Thiết kế và phụ kiện chắc chắn, đáng tin cậy

– Hiệu suất làm việc của máy cô đặc ổn định, ít bị hư hỏng

– Dễ dàng vận hành và theo dõi quá trình làm việc.

Yêu cầu sản phẩm phải đạt nồng độ và độ tinh khiết phù hợp với yêu cầu; cũng như thành phần hóa học sẽ không bị biến đổi quá nhiều

>>>Xem thêm: Máy chiên chân không 100kg và những điều bạn chưa biết 

Lời kết

Trên đây là một vài thông tin về dòng máy cô đặc chân không hiện đang được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất và thí nghiệm. Hy vọng những chia sẻ FUJITANK sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn các thiết bị cho công việc sản xuất của mình.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *