HỆ THỐNG CIP TRONG NHÀ MÁY SỮA

Hệ thống CIP trong nhà máy sữa là quy trình làm sạch bên trong các bề mặt tiếp xúc với sữa như bồn chứa, đường ống xử lý và thiết bị; mà không cần phải tháo rời.

Ưu điểm khi áp dụng hệ thống CIP

  • Tự động hóa quy trình vệ sinh: giảm nguy cơ từ việc vệ sinh chưa đạt, dẫn tới còn sót cặn bẩn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
  • An toàn cho người vận hành: Giảm tiếp xúc với hóa chất bằng cách chứa các dung dịch tẩy rửa trong hệ thống.
  • Thời gian sản xuất nhiều hơn: quy trình vệ sinh nhanh chóng hơn giúp nhà máy có nhiều thời gian hơn để sản xuất.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: việc áp dụng hệ thống CIP giúp hiệu quả vệ sinh nâng cao, đáng tin cậy và và nhất quán, không còn sót các vị trí khó vệ sinh hoàn toàn bằng cách thủ công. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo, việc thu hồi sản phẩm ít hơn và độ tin cậy của thương hiệu cao hơn.
  • Tiết kiệm chi phí: nhờ việc tuần hoàn lại nguồn nước và hóa chất tiêu thụ, giúp giảm thiểu chi phí.

Quy trình của hệ thống CIP trong nhà máy sữa

Chu trình CIP thường được tiến hành sau khi hoàn tất quy trình sản xuất, nhằm loại bỏ cặn bẩn hoặc khi thay đổi yêu cầu sản xuất từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.

Mỗi chu trình làm sạch CIP đều có thông số đặc thù riêng tùy thuộc vào tính chất sản phẩm và yêu cầu quy trình, vì vậy không có chu trình CIP “điển hình” áp dụng cho tất cả nhà máy. Các yếu tố đánh giá, trình tự và thời gian của quá trình CIP có thể rất khác nhau giữa các nhà máy. Sau đây là một số bước chính cần có trong chu trình làm sạch của hệ thống CIP trong nhà máy sữa:

Bước 1: Tráng rửa sơ bộ

Quá trình tráng rửa sơ bộ là một bước rất quan trọng trong quy trình CIP vì quá trình này được giám sát và thực hiện tốt sẽ quyết định hiệu quả vệ sinh phần còn lại của chu trình CIP.

Chu kỳ tráng rửa:

  • Làm ướt bề mặt bên trong của đường ống và bồn bể
  • Loại bỏ hầu hết các chất cặn còn sót lại
  • Hòa tan một phần đường và chất béo hòa tan

Nước sử dụng cho tráng rửa có thể là nước từ thủy cục, nước đã khử ion (DI), nước đã được xử lý qua thẩm thấu ngược (RO), hoặc sử dụng lại dung dịch rửa cuối cùng từ quy trình vệ sinh trước đó. Cảm biến độ đục có thể được sử dụng để kiểm tra hiệu quả của việc tráng rửa đã loại bỏ tất cả các chất rắn hay chưa.

Bước 2: Rửa bằng dung dịch xút ở nhiệt độ từ 60 – 85 độ C

Xút hay còn được gọi với tên khác natri hydroxit hoặc NaOH, kiềm có độ pH cao ở nồng độ 0,5-2,0%. Xút giúp rửa sạch và loại bỏ chất béo dễ dàng hơn. Trong một số trường hợp bám bẩn, có thể sử dụng xút ở nồng độ tới 4%.

Xút thường được sử dụng làm hóa chất tẩy rửa chính trong hầu hết các chu trình CIP. Do tính chất không tạo bọt giúp giảm sự tạo bọt trong máy bơm và tăng hiệu suất bơm, phù hợp với các hệ CIP tuần hoàn.

Trong nhiều trường hợp, dung dịch rửa xút có thể được đưa trở lại bể chứa và tái sử dụng nhiều lần, điều này giúp giảm đáng kể chi phí nước, hóa chất và năng lượng.

Bước 3: Rửa trung gian bằng nước

Sau khi rửa bằng dung dịch xút, vệ sinh lại bằng nước bề mặt trong bồn và thiết bị.

Thời gian, nhiệt độ, lưu lượng của quá trình này được kiểm soát và thực hiện thông qua các thiết bị vòi xịt 360 độ được lắp bên trong bồn, sensor level đo mực chất lỏng, lưu lượng kế điện tử.

Bước 4: Tráng rửa lần cuối bằng nước DI, RO hoặc nước từ thủy cục

Bước này giúp đảm đảo không còn sót lại xút hay chất tẩy rửa. Trong nhiều hệ thống, nước rửa cuối cùng có thể được thu hồi và tái sử dụng làm dung dịch tráng rửa sơ bộ cho chu kỳ làm sạch tiếp theo. Nhiệt dư và hóa chất mà nó giữ lại từ lần xả cuối cùng sẽ giúp cho lần vệ sinh tiếp theo hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Bước 5: Vệ sinh tiệt trùng

Việc vệ sinh tiệt trùng giúp tiêu diệt các vi sinh vật trước khi bắt đầu chạy mẻ sản xuất tiếp theo. Trong nhiều năm, các dung dịch hypoclorit khác nhau (như kali, natri hoặc canxi), đã được sử dụng làm chất vệ sinh trong nhiều quy trình CIP.

Thành phần hoạt tính trong chất tẩy rửa khử trùng hypoclorite là clo. Tuy nhiên, do tính chất ăn mòn kim loại và tính độc hại của hypoclorite, xu hướng các nhà máy đang dần chuyển qua sử dụng peracetic acid (PAA) – tổng hợp từ hydrogen peroxide và acetic acid.

Mọi thắc mắc về hệ thống CIP trong nhà máy sữa hay vấn đề có liên quan, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để nhận được tư vấn nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CÔNG TY TNHH SX CƠ KHÍ VÀ TMDV FUJITANK
  • Trụ sở: 27/10 Ql22, Ấp Bàu Tre 1, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TPHCM
  • Xưởng sản xuất: 27/2 Ql22, Ấp Bàu Tre 1, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TPHCM
  • Hotline: 0901.833.403
  • Email: fujitanks@gmail.com
  • Website 1: maykhuaygianhiet.com
  • Website 2: fujitank.com

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.